Khái niệm Dublin core trong Seo

Thảo luận trong 'SEO for XenForo' bắt đầu bởi toannguyen, 20/2/13.

1votes
5/5, 1 vote

  1. toannguyen

    toannguyen New Member

    Bài viết:
    9
    Likes :
    14
    Khái niệm Dublin core có thể xa lạ với nhiều bạn làm Seo và nhiều bạn tự hỏi Dublin core là gì? Cách tạo và sử dụng dublin core ra sao? Dublin core có tác động tới Seo không?

    1. Khái niệm Dublin core

    Dublin core tạm hiểu là chuẩn dùng để mô tả dữ liệu trong các thẻ Metadata nhằm khai thác các tài liệu trong thư viện và trên các Web thông qua Internet.
    - Mỗi yếu tố Dublin Core được đặt tên (Element Name) và quy định nhãn hiệu (label) để sử dụng ghi vào trong thẻ meta.
    - Mỗi yếu tố được định nghĩa cụ thể để mô tả đối tượng và có chú thích rõ ràng.

    2. Các tạo và sử dụng dublin core

    a. Công cụ tạo dublin core:
    Đã có rất nhiều công cụ trợ giúp bạn tạo dublin core trên mạng nhưng khá nhiều. Nay xin giới thiệu các bạn 1 công cụ được dùng khá phổ biến http://webposible.com/utilidades/dublincore-metadata-gen/index.php?lang=en

    b. Cách sử dụng dublin core:
    Dublin Core được tạo phải tuân theo 15 tiêu chuẩn sau:

    - Nhan đề, tiêu đề (Title): Nhan đề, tiêu đề của tài liệu

    - Tác giả (Creator): Tác giả của tài liệu, bao gồm cả tác giả cá nhân và tác giả tập thể.

    - Chủ đề (Subject): Chủ đề tài liệu đề cập dùng để phân loại tài liệu. Có thể thể hiện bằng từ, cụm từ, khung chủ đề, chỉ số phân loại, khung phân loại.

    - Tóm tắt (Description): Tóm tắt, mô tả nội dung tài liệu. Có thể bao gồm tóm tắt, chú thích, mục lục, đoạn văn bản để làm rõ nội dung...

    - Nhà xuất bản (Publisher): Nhà xuất bản, nơi ban hành tài liệu có thể là tên cá nhân, tên cơ quan, tổ chức, dịch vụ...

    - Tác giả phụ (Contributor): Tên những người cùng tham gia cộng tác đóng góp vào nội dung tài liệu, có thể là cá nhân, tổ chức...

    - Ngày tháng (Date): Ngày, tháng ban hành tài liệu. Có thể dùng chuẩn ISO 8601 (http://www.w3.org/TR/NOTE-datetime)

    - Loại (kiểu) (Type): Mô tả bản chất của tài liệu. Dùng các thuật ngữ mô tả phạm trù kiểu: trang chủ, bài báo, báo cáo, từ điển...

    - Khổ mẫu (Format): Mô tả sự trình bày vật lý của tài liệu, có thể bao gồm; vật mang tin, kích cỡ độ dài, kiểu dữ liệu (.doc, .html, .jpg, xls, phần mềm....)

    Tham khảo chuẩn MIME tại: http://www.utoronto.ca/webdocs/HTMLdocs/Book/Book-3ed/appb/mimetype.html

    - Định danh (Identifier): Các thông tin về định danh tài liệu, các nguồn tham chiếu đến, hoặc chuỗi ký tự để định vị tài nguyên: URL (Uniform Resource Locators) (bắt đầu bằng http://), URN (Uniform Resource Name), ISBN (International Standard Book Number), ISSN (International Standard Serial Number), SICI (Serial Item & Contribution Identifier)...

    - Nguồn (Resource): Các thông tin về xuất xứ của tài liệu, tham chiếu đến nguồn mà tài liệu hiện mô tả được trích ra/tạo ra, nguồn cũng có thể là: đường dẫn (URL), URN, ISBN, ISSN...

    - Ngôn ngữ (Language): Các thông tin về ngôn ngữ, mô tả ngôn ngữ chính của tài liệu: Có thể sử dụng chuẩn ISO 639 ( tham khảohttp://www.w3.org/WAI/ER/IG/ert/iso639.htm) để mô tả ngôn ngữ cho tài liệu.

    - Liên kết (Relation): Mô tả các thông tin liên quan đến tài liệu khác. có thể dùng đường dẫn (URL), URN, ISBN, ISSN...

    - Diện bao quát (Coverage): Các thông tin liên quan đến phạm vi, quy mô hoặc mức độ bao quát của tài liệu. Phạm vi đó có thể là địa điểm, không gian hoặc thời gian, tọa độ...

    - Bản quyền (Right): Các thông tin liên quan đến bản quyền của tài liệu

    Sau khi khởi tạo bạn có thể đặt đoạn code đó vào trong thẻ head, việc sử dụng Dublin core không ảnh hưởng tới thứ hạng hiện tại của website của bạn. Các phần tử Dublin Core được chèn vào phần giữa các thẻ (tags) và. Cú pháp chung nhất cho Dublin Core như sau:



    Chú ý: Mỗi phần tử có thể tùy chọn và có thể lặp, trong một thẻ meta có thể chứa nhiều thuộc tính , mỗi thuộc tính được cách nhau bằng dấu “;”.

    Tham khảo 1 số nguồn khác:
    http://foxmetrics.com/blog/Dublin-Core-Boost-your-SEO-rankings-42
    http://dublincore.org/documents/dces/
    www.glib.hcmus.edu.vn/fesal/bantin303/bai6.pdf
    http://www.tutorialsonline.info/Common/DublinCore.html

    Ví dụ:

    [​IMG]

    3. Duplin core có tác động đến Seo như thế nào?
    Năm 2012 - 2013 đã được giới Seo phân tích khá nhiều về việc Google chú trọng và sử dụng metadata, richsnippets... Và đặc biệt là yếu tố Content Creator (Content creator tạm hiểu là tác giả, người tạo ra nội dung) giúp Bot của các Search Engine xác định chi tiết của tác giá với người đọc.

    4. Kết
    Việc tối ưu các thành phần trên website là một việc cần thiết phải làm và Dublin core cũng là 1 yếu tố để xác định rõ các thành phần trong cấu trúc website mà bạn nên làm.

    Các yếu tố nêu trên mình đã thử nghiệm và có các kết luận nêu trên. Tuy nhiên vẫn cần thêm thời gian và các report khác của các bạn để vấn đề trên được nhận định rõ ràng hơn.

    - Ghi rõ nguồn www.thegioiseo.com khi phát hành lại bài viết này.
    - Link gốc: http://www.thegioiseo.com/diendan/showthread.php/101433-Khai-niem-Dublin-core-trong-Seo.html
     
    ducthinh_1989, nhoveai and VXF like this.
    Đang tải...
  2. hoagl68

    hoagl68 New Member

    Bài viết:
    13
    Likes :
    1
    cái này khó hiểu quá, nhưng làm sao để xây dựng được theo định dạng đó đây
     
  3. ducthinh_1989

    ducthinh_1989 New Member

    Bài viết:
    19
    Likes :
    7
    Thanks chủ thớt. Cái này giờ em mới bít, de nghiên cứu thêm
     
comments powered by Disqus

Chia sẻ trang này

Đang tải...